Trước đó,ômnayQuốchộichấtvấnThủtướngPhạmMinhChíghế bệt tựa lưng Quốc hội dành 1,5 giờ đầu phiên làm việc để các Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông tiếp tục trả lời chất vấn.
Báo cáo Quốc hội tại phiên khai mạc sáng 23/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tăng trưởng GDP đạt 4,24%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,16% sau 9 tháng đầu năm. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm. Xuất nhập khẩu tăng dần qua các tháng, 9 tháng xuất siêu gần 22 tỷ USD.
Tuy vậy, lãnh đạo Chính phủ thừa nhận, kinh tế chịu tác động từ yếu tố bất lợi bên ngoài, hạn chế bên trong kéo dài nhiều năm. Sức cạnh tranh, chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế.
Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Các giải pháp đưa ra sẽ thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng, gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu.
Về dự án giao thông, lãnh đạo Chính phủ cho biết trong 9 tháng qua, Việt Nam đã đưa vào sử dụng gần 660 km cao tốc, nâng tổng chiều dài các tuyến cao tốc toàn quốc lên 1.822 km. Các tuyến hoàn thành năm 2023 là Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Vân Đồn - Móng Cái, Phan Thiết - Dầu Giây, Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu.
Nhiều dự án lớn được khởi công gồm 12 đoạn cao tốc Bắc Nam; 3 dự án trục Đông Tây; nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất; sân bay Long Thành. Dự kiến 5 cao tốc được khởi công cuối năm nay là đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa; Rạch Sỏi - Bến Nhất; Gò Quao - Vĩnh Thuận; Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn; Hòa Liên - Túy Loan; hoàn thành tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ trong đó có cầu Mỹ Thuận 2.
Năm 2024, Chính phủ phấn đấu hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam. Chính phủ cũng đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số tuyến đường sắt quan trọng quốc gia và triển khai kết luận của Bộ Chính trị về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; thúc đẩy các dự án đường bộ cao tốc, đảm bảo hoàn thành mục tiêu toàn quốc có 3.000 km năm 2025.
Thủ tướng cũng đề cập đến nhiệm vụ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết số 27 của Trung ương từ ngày 1/7/2024. Từ năm 2025 trở đi, tiền lương tiếp tục điều chỉnh, tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng của khu vực doanh nghiệp. Chính phủ cũng sẽ tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp.